Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

Bộ Xây Dựng: Điều chỉnh - Kéo dài thời hạn vay lên tới 15 năm cho gói vau tín dụng 30.000 tỷ

Bộ Xây Dựng: Điều chỉnh - Kéo dài thời hạn vay lên tới 15 năm cho gói vau tín dụng 30.000 tỷ

Ngày 18.4, Bộ Xây dựng đã kiến nghị Chính phủ cho phép điều chỉnh, sửa đổi một số quy định liên quan đến gói cho vay tiền nhanh - Gói tín dụng hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng.

Vay tiền nhanh, vay tiêu dùng, vay tín chấp, vay tiền không thế chấp, hỗ trợ vay vốn, ngân hàng, vay tiền, tín dụng

Việc triển khai gói tín dụng cho vay hỗ trợ nhà ở cho đến nay có thể nói chưa đáp ứng được kỳ vọng của xã hội. Trong khi những vướng mắc đang được tháo gỡ thì vẫn tiếp tục phát sinh những khó khăn chưa thể tháo gỡ.


Cho tới ngày 18.4.2014, Bộ Xây dựng đã quyết định kiến nghị lên Chính phủ để xin cho phép điều chỉnh, sửa đổi một số quy định liên quan đến gói tín dụng hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng.

Nội dung kiến nghị: 

  • Yêu cầu kéo dài thời hạn trả nợ đối với khách hàng là hộ gia đình từ 10 năm lên 15 năm 
  • Mở rộng đối tượng vay vốn đối với khách hàng cá nhân mua nhà ở thương mại với giá không quá 1,05 tỷ đồng; 
  • Mở rộng cho vay đối với các hợp đồng mua nhà ở xã hội đã ký trước ngày 7.1.2013 mà chưa thanh toán hết tiền mua nhà…

Cũng tại kỳ họp, Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết: Trong năm 2014 thị trường Bất Động Sản đã và đang có xu hướng tập trung vào phân khúc nhà ở giá rẻ, bình dân, diện tích vừa và nhỏ, giá bán nằm trong khoảng dưới 20 triệu đồng/ mét vuông.

Đọc thêm »

Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2014

Người trẻ dễ 'sập bẫy' thẻ tín dụng

Người trẻ dễ 'sập bẫy' thẻ tín dụng

Lương thấp nhưng chi tiêu vô tội vạ, nhiều người đang tự trói buộc mình vào những món nợ từ thẻ tín dụng.





Hương Linh, nhân viên một công ty phần mềm ở quận Đống Đa, Hà Nội đang dùng thẻ tín dụng của một ngân hàng quốc tế. Cô cho biết mình mở thẻ tín dụng từ lâu, khi thu nhập lúc ra trường mới chỉ 8 triệu đồng mỗi tháng. Hạn mức sử dụng của thẻ từ đó đến nay chỉ là 16 đến 17 triệu đồng.

Theo Linh, cái lợi dễ thấy nhất của thẻ tín dụng là cô có thể dùng để mua hàng trực tuyến và quẹt thẻ khi không có tiền mặt. Tuy nhiên, đổi lại, khá nhiều rắc rối đối với một người thu nhập không cao.

"Vì hạn mức thẻ thấp nên em không thể quẹt nhiều", Linh cho biết. Lương cũng thấp nên nhiều lúc cô phải xoay như chong chóng để đi trả nợ, nếu không muốn thành nợ quá hạn và bị đánh lãi suất cao ngất ngưởng.

Bên cạnh đó, những khoản phí lặt vặt cộng lại cũng thành một số tiền lớn đối với một người có thu nhập trung bình. Phí duy trì thẻ hàng năm 300.000 đồng; phí chậm nộp 4% mỗi lần cô chậm nộp tiền tại ngân hàng; phí cấp lại thẻ, phí cấp bản sao kê 100.000 đến 200.000 đồng. Nhiều khi thiếu tiền mặt, cô phải chạy ra ATM để rút và bị đánh phí 4% trên số tiền rút ra. Còn nếu chậm nộp tiền hoặc vượt hạn mức, cô sẽ bị đánh lãi suất cao hơn 30% một năm.

Ngoài ra, Linh cho biết đối với cô, thẻ tín dụng dường như là một "cạm bẫy ngọt ngào". Khi có thẻ trong tay, cô luôn có cảm giác mình là người có tiền, sẵn tiền, do đó nhiều khi rơi vào cảnh chi tiêu mất kiểm soát.



Theo các chuyên gia ngân hàng, chỉ nên dùng thẻ tín dụng khi thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi tháng.


Còn ở TP HCM, Nguyễn Mạnh Nam, một nhân viên công ty xuất nhập khẩu lý giải cho việc quanh năm suốt tháng trong tình trạng nợ "ngập đầu" là vì thẻ tín dụng. Tuy nhiên, Nam cũng khẳng định mình không thể sống thiếu thẻ dù thu nhập không cao, chưa đến 20 triệu đồng mỗi tháng.

"Cuộc sống ở TP HCM khác hẳn với nơi mình từng sống ngoài Hà Nội. Ở đây lúc nào cũng có lý do để tiêu tiền", Nam nói. Ví dụ, hàng tuần cậu có ít nhất là một cuộc mua sắm với bạn bè hay người yêu, đi bar vào mỗi cuối tuần, ngày nào cũng có thể lê la quán xá, chưa kể còn phải "chạy đua" mua sắm các thiết bị công nghệ với bạn bè. Với thẻ tín dụng, Nam dễ dàng mua sắm kể cả khi không có tiền, hoặc rút tiền mặt ra tiêu tạm mỗi khi ví rỗng, lương chưa về.

Với một người thu nhập ở mức bình thường, chiếc thẻ tín dụng trở thành một gánh nặng. Đến mỗi kỳ có lương, thưởng hoặc một khoản thu nhập bất thường, Nam lập tức đi trả nợ ngân hàng để không bị rơi vào cảnh nợ xấu, nợ quá hạn. Tuy nhiên, cảnh nợ nần ngập đầu là không thể tránh khỏi.

Nam cho biết không chỉ riêng Nam, nhiều bạn bè của anh cũng đang rơi vào hoàn cảnh tương tự, khi bị trói buộc vào chiếc thẻ mà không thể thoát ra. "Hiện số nợ của mình là gần 40 triệu đồng. Đã đi làm mấy năm rồi nhưng chưa khi nào có khoản tiền tiết kiệm dắt lưng, chỉ suốt ngày lo trả nợ", Nam nói.

Trường hợp như Linh và Mạnh Nam không hiếm hiện nay. Nhất là sau thời kỳ các ngân hàng chạy đua doanh số thẻ, trên thị trường dễ gặp cảnh người người dùng thẻ tín dụng dù chỉ số ít trong đó có thu nhập cao thực sự. Ở một số ngân hàng, thu nhập chỉ từ 6 triệu đồng trở lên là đã có thể mở thẻ tín dụng. Còn theo những người am hiểu về ngành ngân hàng, họ cho rằng chỉ người có thu nhập cao, hàng chục triệu đồng mỗi tháng thì mới nên dùng thẻ tín dụng.

Chuyên gia ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu khuyên khi người tiêu dùng sử dụng thẻ tín dụng, họ phải cân nhắc để số nợ thẻ không vượt quá 50% thu nhập hàng tháng, nếu không dễ dẫn đến tình trạng phá sản, nợ xấu.

Anh Đức - VnExpress
Đọc thêm »

Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

Hướng dẫn một số thủ tục cần thiết khi vay tiêu dùng cá nhân

Hướng dẫn một số thủ tục cần thiết khi vay tiêu dùng cá nhân


Hướng dẫn một số thủ tục cần thiết khi vay tiêu dùng cá nhân

Hướng dẫn một số thủ tục cần thiết khi vay tiêu dùng cá nhân - Vay Tiền Nhanh

Hướng dẫn một số thủ tục cần thiết khi vay tiêu dùng cá nhân


- Bạn cần sử dụng đồng vốn của mình vào một việc rất cần thiết mà hiện tại tình hình tài chính của bạn tạm thời eo hẹp mà không biết phải làm sao để có tiền để thực hiện kế hoạch đó.
- Bạn sẽ nghĩ đến việc vay tiêu dùng , vay tín chấp.


Sau đây tôi xin hướng dẫn một số thủ tục cần thiết khi vay tín chấp, vay tiêu dùng cá nhân



  •  Điều kiện vay tiêu dùng

- Trước tiên bạn phải là cá nhân, hộ gia đình người Việt Nam đã đủ tuổi lao đông (Lớn hơn 18 tuổi)
- Có nguồn thu nhập ổn định và đủ khả năng trả nợ cho khoản vay từ các nguồn sau: lương, sản xuất kinh doanh, cho thuê nhà/đất hoặc xe, góp vốn, cổ tức.
- Quan trọng nhât là Bạn vay tiền tiêu dùng có mục đích cần thiết và hợp pháp...



  • Đặc tính của vay tiêu dùng Cá nhân

- Khi bạn vay tiêu dùng số tiền vay linh hoạt, tùy theo nhu cầu thực tế và khả năng chứng minh mục đích sử dụng vốn vay. Thời gian vay cũng có thể tới 04 năm.
- Phương thức giải ngân linh hoạt, giải ngân một lần.
- Phương thức trả nợ: lãi trả hàng tháng và vốn trả góp đều hàng tháng; hoặc vốn trả góp bậc thang hàng tháng.
- Điều kiện làm mới hợp đồng: Khách hàng tất toán hoàn toàn khoản vay của hợp đồng tín dụng cũ và trả nợ đúng hạn
- Lãi suất trung bình: 22 - 27%/năm tính theo dư nợ giảm dần. Mức lãi suất chính xác phụ thuộc vào khoản vay, đối tượng khách hàng và lãi suất thị trường
- Trả đúng hạn: Khách hàng sẽ có xếp hạng tín dụng tốt. Hoàn toàn đủ điều kiện vay vốn lại nếu khách hàng đủ điều kiện...


  • Lợi ích được hưởng khi tham gia vay tiêu dùng cá nhân

- Số tiền được vay lên tới 300 triệu đồng (số tiền được vay tối thiểu là 10 triệu đồng)
- Thủ tục đơn giản, không cần tài sản thế chấp
- Thời hạn vay từ 12 tới 48 tháng
- Giải ngân trong vòng 24 giờ sau khi hồ sơ được duyệt

  • Các giấy tờ chung khi tham gia vay tiêu dùng cá nhân

  1. CMND
  2. Sổ hộ khẩu
  3. Sổ tạm trú / Phiếu xác nhận tạm trú / Giấy xác nhận tạm trú (KT3 / KT4 - Nếu có )
  4. Một số giấy tờ chứng minh thu nhập: 
Ví dụ:
                  + Vay theo lương: Hợp đồng lao động và sao kê lương 3 tháng gần nhất ( Hoặc xác nhân lương )
                  + Vay theo bảo hiểm nhân thọ: Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hoá đơn đóng phí
                  + Vay theo thẻ tín dụng: Bản sao mặt trước thẻ tín dụng và sao kê tài khoản thẻ 3 tháng gần nhất
                  + Vay theo hoá đơn điện: Hoá đơn thu tiền điện 3 tháng gần nhất
.................................................................................... 
(Tương tự với một số hình thức vay khác)
      
Đọc thêm »

Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

no image

Lãnh đạo ngân hàng phải kê khai tài sản, thu nhập

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành hướng dẫn thi hành các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập.

Lãnh đạo ngân hàng phải kê khai tài sản, thu nhập
Lãnh đạo ngân hàng phải kê khai tài sản, thu nhập


Thông tin Tài chính - Ngân hàng cập nhật liên tục và nhanh nhất




Theo đó, đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập gồm, ngoài một số cấp lãnh đạo, cấp trưởng phòng trở lên tại một các đơn vị thuộc NHNN; lãnh đạo từ cấp trưởng phòng trở lên tại các ngân hàng thương mại Nhà nước và ngân hàng cổ phần do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, ngân hàng chính sách... , còn có cán bộ làm việc tại một số bộ phận, vị trí như: 

  • Thanh tra
  • Thủ quỹ
  • Thủ kho
  • Mua sắm tài sản
  • Thẩm định nhân sự
  • Cấp giấy phép hoạt động
  • Đấu thầu
  • Nhân viên thực hiện nghiệp vụ tín dụng
  • Thẩm định và cho vay tín dụng
  • Xử lý công nợ
  • Nợ xấu
  • Hoạt động mua bán nợ...

NHNN nêu rõ, bản kê khai này là cơ sở để xác minh, kết luận phục vụ việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, bãi nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật và được công khai thường xuyên tại nơi người kê khai làm việc.
Theo Bảo Nguyên ( Giaothongvantai . vn )
Đọc thêm »
no image

Chủ tịch Sacombank từ nhiệm !

Hội đồng Quản trị Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã thông qua đơn xin từ nhiệm của ông Phạm Hữu Phú, Chủ tịch Hội đồng Quản trị.

Chủ tịch Sacombank từ nhiệm
Ông Phạm Hữu Phú làm Chủ tịch HĐQT Sacombank từ ngày 2/11 năm 2012 thay cho ông Đặng Văn Thành. Như vậy, trong vòng hơn một năm, Sacombank đã thay 2 chủ tịch


Thông tin từ Sacombank cho biết ông Phạm Hữu Phú - Chủ tịch HĐQT Sacombank từ nhiệm vì “lý do cá nhân”.

Nghị quyết về việc thay đổi Chủ tịch Hội đồng quản trị của Sacombank được thông qua trước một ngày Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2014 diễn ra ngày 25/3.

Ngân hàng này cho hay: “HĐQT thống nhất trình Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2014 (ngày 25/3) thông qua Đơn xin từ nhiệm Thành viên HĐQT của Ông Phạm Hữu Phú theo quy định của pháp luật”.

Ông Phạm Hữu Phú làm Chủ tịch HĐQT Sacombank từ ngày 2/11 năm 2012 thay cho ông  Đặng Văn Thành vì lý do “sức khỏe và các vấn đề cá nhân”. Như vậy, trong vòng hơn một năm, Sacombank đã thay 2 chủ tịch.

Ông Phú sinh năm 1959 tại tỉnh Thừa Thiên Huế, đã có thâm niên công tác trong ngành Ngân hàng được 20 năm. Trước khi về với Sacombank, ông Phú đã từng là Phó Chủ tịch HĐQT tại Ngân hàng Eximbank.

Người sẽ thay thế vị trí Chủ tịch của Sacombank là ông Kiều Hữu Dũng, sinh năm 1967 tại Nghệ An, có 22 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh tế - tài chính – ngân hàng.

Tin từ Sacombank cho biết: “HĐQT thống nhất bầu Ông Kiều Hữu Dũng – Phó Chủ tịch HĐQT (thành viên HĐQT độc lập) giữ chức danh Chủ tịch HĐQT Sacombank kể từ ngày 24/3/2014”.

Được biết, ông Dũng đã trải qua nhiều vị trí công tác khác nhau như Cán bộ Vụ hợp tác Quốc tế, Phó vụ trưởng Vụ hợp tác Quốc tế, Ngân hàng Nhà nước.
Dương Tùng ( khampha . vn )
Đọc thêm »

Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2014

no image

300 Tỷ phú trong nhóm " Siêu giàu " của Việt Nam

300 tỷ phú trong nhóm siêu giàu của việt nam
300 tỷ phú trong nhóm siêu giàu của việt nam

Dường như là nghịch lý, trong khủng hoảng, số người siêu giàu Việt Nam vẫn tăng lên nhanh chóng với tốc độ tăng được dự báo đứng đầu thế giới trong 10 năm tới.
Điểm mặt danh sách siêu giàu 
Chưa hết giật mình với con số 200 người Việt siêu giàu với tài sản trị giá 30 triệu USD trở lên mà một ngân hàng của Thụy Sĩ đưa ra hồi tháng 9/2013, lại có thông tin số người siêu giàu Việt Nam sẽ tăng với tốc độ cao nhất thế giới trong 10 năm tới.
Mức tăng được dự đoán lên tới gần 170%, với tổng số người siêu giàu lên gần 300 người.
Điểm những tên tuổi trên các sàn chứng khoán chỉ có khoảng 20 người đang nắm giữ khối lượng cổ phiếu có giá trị từ 600 tỷ đồng tương đương với khoảng 30 triệu USD  đạt ngưỡng lọt vào hạng siêu giàu.
Như vậy, so với gần 200 người siêu giàu được nói đến gần đây, số đại gia ẩn danh siêu giàu vẫn chiếm đên 90%. Tổng giá trị tài sản cũng cao gấp nhiều lần so với con số tỷ USD của những ông chủ đã lên sàn hiện tại.
Nhiều người không biết ngoài những cái tên đình đám trên sàn chứng khoán như tỷ phú USD đầu tiên Phạm Nhật Vượng, ông trùm BĐS-cao su Đoàn Nguyên Đức (HAG), 2 đại gia sắt thép Trần Đình Long (HPG), Lê Phước Vũ (HSG), ông lớn ngân hàng-BĐS-bán lẻ Hà Văn Thắm (OGC), doanh nhân-chính trị gia Đặng Thành Tâm (KBC, ITA), ông vua cá tra Dương Ngọc Minh (HVG), ông lớn công nghệ Trương Gia Bình (FPT), đại gia bánh kẹo Trần Kim Thành (KDC)… và vợ con, còn có những ai thuộc tốp siêu giàu.
Điểm những gương mặt nổi lên nhanh chóng trong một vài năm gần đây có thể thấy, siêu giàu còn gồm nhóm các đại gia trở về từ Đông Âu như Nguyễn Đăng Quang (MSN), Hồ Hùng Anh (Techcombank), Lê Viết Lam (SunGroup), Đặng Khắc Vỹ (VIB), Nguyễn Thanh Hùng (Sovico), Trịnh Thanh Huy (BĐS Bình Thiên An), Nguyễn Cảnh Sơn (Eurowindow Holding), Ngô Chí Dũng  (VPBank) …
Các đại gia còn được truyền tai với những cái tên như Bà Nguyễn Thị Nga (BRG, SeABank), ông Vũ Văn Tiền (Geleximco), “chúa đảo” Đào Hồng Tuyển (Tuần Châu), vua hàng hiệu Jonathan Hạnh Nguyễn (IPP), Trần Quý Thanh (Tân Hiệp Phát), ông Huỳnh Uy Dũng (Sóng Thần), ông Đỗ Minh Phú (DOJI), ông Võ Quốc Thắng (DTG), CEO của Nam Cường, ông Đoàn Quốc Việt (BIM Group), ông Trầm Bê (STB), ông Vũ Quang Hội  (Bitexco), Lê Văn Kiểm (Long Thành), Lê Thanh Thản (Lai Châu)…
Nhìn vào tốc độ tăng gia tăng số lượng người giàu ở Việt Nam, nhiều người giật mình vì sự lấn lướt các nước khác. Tuy nhiên, xét về số lượng, con số 2-3 trăm người siêu giàu là khá khiêm tốn, so với con số cả chục nghìn ở Nhật Bản, Trung Quốc, hay hàng nghìn của đất nước nhỏ bé Singapore, hoặc chỉ bằng 30-40% của những nước gần tương đương “cùng chiếu” như Pakistan, Philippines, Thái Lan, Malaysia…
Điểm đáng chú ý là trong bối cảnh khủng hoảng, số lượng người siêu giàu Việt cùng một vài nước trong khu vực lại đang tăng lên nhanh chóng, trái ngược với sự sụt giảm ở nhiều nền kinh tế lớn hoặc mới nổi trên thế giới. 
Nhiều người giàu hơn là tất yếu
Đến nay, hiều doanh nhân không muốn thể hiện sự giàu có của mình. Không ít doanh nhân nổi tiếng trong lĩnh vực mình hoạt động và có thể rất giàu có nhưng mỗi khi được nhắc tên rộng rãi đều không muốn. Có rất nhiều lý do khiến họ không muốn được nhắc đến để được yên ổn làm ăn. 
Thực tế, những tai họa còn nóng hổi gần đây đổ sập lên đầu một số doanh nhân nổi tiếng cũng có thể phần nào ảnh hưởng tới tâm lý của những người trong cuộc. Nhiều người lo ngại làm ăn kinh doanh lớn thể nào chả có chuyện nên càng nổi, họ càng dễ bị “soi”. 
Tổng số vốn của họ lên tới nghìn tỷ
Tuy nhiên, một xu hướng không thể thay đổi là nền kinh tế sẽ ngày càng minh bạch hơn. Số lượng DN lên sàn đang ngày một tăng lên bất chấp nền kinh tế gặp nhiều khó khăn và trong một thời gian dài TTCK trầm lắng. Đi cùng với quá trình này, số lượng người giàu chắc chắn sẽ tăng lên nhanh chóng do tài sản được công khai. Tên tuổi của những “siêu giàu” mới sẽ được công nhận.
Gần đây, giới đầu tư chứng kiến nhiều DN lớn lên sàn như BIDV, Phân lân Ninh Bình… Rất nhiều DN dự kiến sẽ niêm yết trong năm 2014 và các năm sắp tới. Quá trình cổ phần hóa gắn với niêm yết cũng đang được thúc đẩy với hàng loạt tên tuổi lớn như: Vinatex, Viglacera, Vietnam Airlines, Viwaseen, Hancorp, Cienco 5, Vinamotor, Vinawaco, DN con của Tập đoàn Hóa chất, Dầu khí… cũng có thể sẽ mang lại những người giàu có mới bởi không ít các đại gia nhiều tiền có thể rót tiền vào một số DN tiềm năng.
Đặc biệt, trên thị trường, còn rất nhiều ngân hàng (NH) chưa lên sàn. Có rất nhiều đại gia đang chi phối tại các NH này và họ sẽ lọt tốp những người siêu giàu khi tài sản được minh bạch hoàn toàn.
Mới đây, cơ quan quản lts đã có những yêu cầu về quá trình tái cơ cấu ngân hàng, giải quyết sở hữu chéo trong lĩnh vực này. Trong đó, yêu cầu các NHCP lên sàn chứng khoán. Bên cạnh đó, quy định mới cũng yêu cầu các DN ngoài sàn phải công bố thông tin. Các DN có quy mô từ 120 tỷ đồng trở lên phải thực hiện các yêu cầu công bố thông tin giống như DN niêm yết.
Khi một nền kinh tế minh bạch hơn, một đất nước minh bạch hơn, tài sản của quốc gia cũng như của các gia đình, các cá nhân sẽ được nhận biết rõ ràng hơn. Dòng tiền chảy như thế nào, tiền sinh ra tiền như thế nào cũng như các đại gia giàu như thế nào, kiếm tiền bằng những cách như thế nào sẽ rõ ràng hơn. Số lượng người giàu có lẽ sẽ tăng lên ở tốc độ nhanh hơn so với các nước khác.
@ Theo Mạnh Hà -Vietnamnet - Sưu tầm bởi : Vay Tiền Nhanh
Đọc thêm »

Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2014

no image

Ma trận vay vốn mua nhà và các chiêu trò của ngân hàng !

MA TRẬN VAY VỐN MUA NHÀ VÀ NHỮNG CHIÊU TRÒ CỦA NGÂN HÀNG

Ma trận vay vốn mua nhà và các "chiêu trò" của ngân hàng
Ma trận vay vốn mua nhà và các "chiêu trò" của ngân hàng ( Ảnh sưu tầm: Vay Tiền Nhanh )


Rất nhiều chiêu độc được các ngân hàng đưa ra nhằm vào các đối tượng khách hàng có nhu cầu vay vốn ngân hàng để mua nhà. Dưới đây là một số tổng hợp về những chiêu trò độc khác nhau của các ngân hàng.

Ngân hàng BaovietBank

Ngân hàng Baoviet Bank  vừa gây xôn xao khi tung ra độc chiêu chiều khách mua nhà. Đó là chương trình bảo đảm tiến độ cho khách. Cụ thể, khi khách hàng mua căn hộ Hạ Đình Tower (Hạ Đình Tower cao 21 tầng, được xây dựng trên khu đất hơn 3.000m2, mật độ xây dựng 31.5% do Công ty CP Đầu tư 135 làm chủ đầu tư. Các căn hộ có diện tích 92,5m2, 112,5m2, giá bán khoảng 15,3 triệu đồng một m2 (chưa VAT), pháp lý đảm bảo.) và nộp tiền sẽ nhận được giấy cam kết tiến độ do ngân hàng Bao Viet Bank phát hành, đảm bảo người mua sẽ nhận được nhà đúng thời hạn. Ngân hàng sẽ quản lý và cam kết 100% số tiền căn hộ được đưa vào dự án. Nếu chủ đầu tư chậm tiến độ, ngân hàng sẽ hoàn trả toàn bộ số tiền khách hàng đã nộp cộng với phí phạt. 

Ngoài ra, khách hàng còn được tham gia chương trình cho vay mua nhà trả góp với nhiều ưu đãi, thủ tục đơn giản; cho vay tối đa lên tới 70% giá trị căn hộ trong thời gian 15 năm. 

Ngân hàng Oceanbank

Ngân hàng OceanBank sử dụng độc chiêu ''Gửi tiền triệu, mua nhà tiền tỷ'' cho sản phẩm phẩm tiết kiệm gửi góp “Tích lũy an cư” để chiều lòng những khách hàng muốn mua nhà nhưng lại ít tiền.

Theo ngân hàng OceanBank, với sản phẩm lần đầu tiên của mặt tại Việt Nam này có nhiều ưu điểm vượt trội. Khi đó, khách hàng chỉ cần gửi góp hàng tháng số tiền từ 1 triệu đồng, sau vài năm, với tiền gốc, lãi và một hạn mức cho vay ưu đãi mà ngân hàng OceanBank dành cho dành khách hàng, khách đã có thể mua căn nhà lên tới 1-2 tỷ đồng.

Chỉ sau 18 kỳ gửi góp liên tiếp, khách hàng nếu có nhu cầu sẽ được cho vay lên tới 200% giá trị tài khoản tiết kiệm tính đến thời điểm vay vốn và có thể được hưởng chiết khấu mua nhà với từng dự án cụ thể. Với mức tiền gửi góp hàng tháng chỉ từ 100.000 đồng trở lên, các gói tiết kiệm gửi góp do ngân hàng Ocean Bank cung cấp rất linh hoạt, phù hợp với khả năng tài chính của nhiều khách hàng.

Ngân hàng Sacombank

Ngân hàng Sacombank có chương trình ưu đãi cho vay vốn trị giá 1.000 tỷ đồng dành cho khách hàng vay vốn ngân hàng để mua, xây, sữa chữa bất động sản. Mức lãi suất được ngân hàng này công khai. Theo đó, 3 tháng đầu tiên, lãi suất được áp dụng ở mức 6,99%/năm, 9 tháng tiếp theo là 11,99%/năm.

Không chỉ ưu đãi về lãi suất, Sacombank còn nâng mức cho vay lên tới 10 tỷ đồng. Khách hàng được hưởng ân hạn lên tới 1 năm. Tuy nhiên, khách hàng vẫn sẽ gặp rủi ro về lãi suất khi ngân hàng Sacombank chỉ công bố lãi suất cho năm đầu tiên. Trong khi đó, với thời hạn cho vay tối đa 15 năm, khách có thể phải trả khoản lãi “cắt cổ” trong 14 năm tiếp theo.



® Bản quyền thuộc về tác giả và nguồn tin được trích dẫn bởi Vay Tiền Nhanh
Đọc thêm »